Nhớ lại hương vị xôi trứng kiến Lục Ngạn, Bắc Giang
Cuộc sống đã chuyển sang hướng khác. Bát xôi trứng kiến chỉ còn trong kí ức lớp người như tôi. Những lớp sau này sẽ chỉ còn biết xôi trứng kiến trên tài liệu ghi chép.
Xôi trứng kiến Lục Ngạn, thưởng thức món xôi trứng kiến lạ lẫm khó quên, về Lục Ngạn Bắc Giang thưởng thức đặc sản có một không hai là món xôi được làm từ trứng kiến. Hãy cùng với đặc sản miền bắc tìm hiểu thêm về món xôi trứng kiến đặc biệt này nhá các bạn.
Xôi trứng kiến một món ăn đặc sản khó quên của Lục Ngạn
Kiến đen thường làm tổ trên thân vầu. Những bãi vầu mọc ken dày đặc là nơi cư ngụ của loài kiến đen. Tổ kiến to bằng hai, ba vốc tay, dễ trông thấy từ xa. Tổ thường được xây chỗ đốt cây vầu có mắt và chỉa ra cành dăm. Đó là chỗ bám chắc nhất.
Lấy trứng kiến làm món xôi đặc sản
Đi lấy trứng kiến chẳng có gì khó. Vít cây vầu, chặt những tổ kiến đem ra chỗ đất trống. Sau đó cầm dao bổ đôi tổ kiến, gõ cho trứng rơi xuống mẹt. Những cái trứng trắng phau nhỏ như hạt gạo nếpvung vãi. Những con kiến thợ bị rũ ra từ trong tổ bất giác bừng tỉnh thấy cuộc sống bị đe dọa, chúng rối rít ôm lấy một quả trứng rồi lao đi tán loạn dù chẳng biết có thoát hiểm không, nhưng còn sống còn đi, và không thể quên bồng theo quả trứng. Một bản năng về trách nhiệm duy trì giống nòi luôn thức trong loài vật li ti lớn hơn đầu que tăm. Mỗi khi một con bám được vào tay người chúng giận dữ ghé chiếc hàm bé xíu cắn rứt gây ngứa ngáy đến khó chịu. Lấy được bát trứng kiến về làm xôi, người ta phải phá đến cả vài chục tổ kiến và hàng triệu kiến đen tan nát cửa nhà, hàng triệu kiến đen lìa đời.
Sau khi rũ được lưng mẹt trứng thì dùng khăn ẩm phủ lên mặt mẹt rồi kéo qua kéo lại cho nhũng con kiến chết dính hết vào lớp tua sợi trên mặt khăn, làm cho đến lúc mẹt trứng trắng phau.
Được bát trứng kiến đồ xôi quả thật là một kỳ công.
Vị bùi béo đậm đà khi được ăn bát xôi trứng kiến bám riết tuổi thơ tôi, bám riết cả cuộc đời, kèm nỗi buồn thoáng chốc khi nhớ đến đàn kiến đen tán loạn…
Mùa xôi trứng kiến bây giờ chỉ còn ẩn trong kí ức.
Những bãi vầu, bãi hóp, bãi vẫn từ lâu đã không còn. Tôi bảo đó có phải là lí do để kiến đen thôi không còn làm tổ, thì thằng cháu con ông bạn vong niên cho biết: “Bây giờ rừng chia, khoảnh nào có chủ ấy nên không có những đàn trâu thả rông như những năm xưa. Không có trâu thả rông thì không có phân làm vật liệu cho kiến đen xây tổ. Với lại bây giờ trâu còn rất ít lắm, còn bao nhiêu ruộng mà cần đến trâu….
Cuộc sống đã chuyển sang hướng khác. Bát xôi trứng kiến chỉ còn trong kí ức lớp người như tôi. Những lớp sau này sẽ chỉ còn biết xôi trứng kiến trên tài liệu ghi chép.
Leave a Reply