Đặc sản Bưởi Phúc Trạch chính hiệu, cực rẻ
Người dân Hương Khê truyền tụng lại nhiều câu chuyện đẹp chung quanh gốc tích trái bưởi Phúc Trạch. Rằng thuở xa xưa dân làng Hương Phúc (sau đổi tên là Phúc Trạch) rất nghèo quanh năm đi rừng đào củ.
Bưởi Phúc Trạch, loại trái cây có từ lâu đời trên vùng đất Hương Khê, Hà Tĩnh. Như tên gọi loại bưởi này chỉ có thể giữ được bản sắc hương vị của mình ở thượng huyện Hương Khê, Hà Tĩnh, nơi có bốn xã Phúc Trạch, Hương Trạch, Hương Đo và Lộc Yên là nơi sản sinh ra cây bưởi Phúc Trạch. Không như một số loại bưởi khác có trái quanh năm, mùa bưởi Phúc Trạch chỉ kéo dài trong khoảng ba tháng ( 7,8 và tháng 9 âm lịch).
Phúc Trạch – đất tổ của giống bưởi nổi tiếng – nằm cách thị trấn Hương Khê ngót 10km, đường núi khó đi, vậy mà giữa mùa bưởi khách vẫn tấp nập. Những vườn bưởi lớn, quả sai, hàng năm chưa đến độ thu hoạch đã ngấp nghé các đầu nậu từ xa về dặn mua, đặt cọc… Mua tận vườn tận gốc mà tâm lý của người thưởng thức để có được trái bưởi ngon, bởi không ít người vẫn ca thán là ít khi mua được trái bưởi Phúc Trạch chính hiệu.
Khác những giống bưởi khác, bưởi Phúc Trạch có dáng tròn đẹp, đỉnh quả không dô nhọn, sắc vỏ mịn màng, ấn nhẹ tinh dần vỏ toả mùi thơm dịu. Gọt qua lớp vỏ ngoài đã lộ tầng mu hồng đào thơm phức, càng sát gần múi, màu hổng đào càng thắm nét. Lách mũi dao trên đỉnh quả kéo nhẹ, lớp mu lột theo thớ dọc đến hết, để lại những múi bưởi hồng tươi, căng mọng. Bưởi Phúc Trạch không he, đắng, cũng không ngọt lịm như bưởi Đoan Hùng. Tép bưởi hồng hồng, vị ngọt thanh thanh, Lại thoáng hương dứa mật, ăn nhiều mà vẫn khó chân. Người ốm ăn bưởi chóng khoẻ hơn cam chuối bởi bưởi Phúc Trạch chứa hàm lượng vitamin và prôtit cao. Sau ngày lao động, sau buổi đi lễ đường xa về, ăn dăm múi bưởi là đã đỡ mệt đỡ khát. Trên mâm cơm mỗi bữa, đĩa bưởi là món tráng miệng vừa thơm ngon vừa kích thích tiêu hoá.
Người dân Hương Khê truyền tụng lại nhiều câu chuyện đẹp chung quanh gốc tích trái bưởi Phúc Trạch. Rằng thuở xa xưa dân làng Hương Phúc (sau đổi tên là Phúc Trạch) rất nghèo quanh năm đi rừng đào củ. Có cụ già tuổi gần đất xa trời trong chuyến mưu sinh mỏi mệt, lả thiếp bên gốc cây rừng, bỗng ngửi mùi thơm cây lạ, càng hít thở càng khoan khoái dễ chịu. Cụ đem cây về trồng ở vườn nhà, đến mùa cây cho quả thơm ngon, bên đưa giống cho dân khắp làng.
Cây bưởi từ đó là người bạn đỡ lúc đói lòng của dân nghèo. Phúc Trạch, tên làng được lấy làm tên cho giổng bưởi này là thế.
Bưởi Phúc Trạch có mặt trên đất tổ đã hăng trăm năm và không ít lần giành vương miện vế vị thơm ngon trong làng hoa trái. Năm 1936, thực dân Pháp mở hội thi “Hoa thơm quả ngọt Đông Dương”, bưởi Phúc Trạch được tặng bằng khen về loại quả ngon nhất nước.
Trong kháng chiến, các cụ già kể lại: Mỗi lần bộ đội hành quân về làng, dân tiếp tế lương thực, rau quả. Trái bưởi Phúc Trạch được dành cho người có chiến công, người thương tích sau chiến trận.
Còn ngày nay, hàng năm tại Hương Khê vẫn diễn ra thi bưởi. Cây bưởi của ông Thái Văn Lược ở xóm 5 Xã Phúc Trạch được cấp bằng chứng nhận là cây bưởi tổ có quả ngon ngọt nhất.
Tản mạn là chuyện ẩm thực, còn với đời sống kinh tế của người dân Hương Khê, trái bưởi Phúc Trạch có một vị trí khá quan trọng. Hành trình cây bưởi từng qua không ít thăng trầm. Một thời với cơ chế bao cấp, cây bưởi Phúc Trạch nằm trong sự quản lý của các tổ chức quốc doanh. Hương Khê thời kỳ đó xuất hiện những trại bưởi hàng chục héc ta. Trái bưởi Phúc Trạch cũng từng được đem đi chào hàng, tìm thị trường xuất khẩu song chẳng thành công.
Thực tế cây bưởi Phúc Trạch là giống cây chỉ phù hợp với hệ sinh thái tổng hợp, dạng vườn, với quy hoạch trồng xen các loại cây ăn quả khác. Sau thất bại đó, cây bưởi Phúc Trạch bị bỏ quên, mai một, nó trở về đất tổ với đặc trưng là loại quả vườn, dùng ăn chơi.
Những năm gần đây, trong cơ chế mới, Hương Khê xác định thế mạnh của huyện là phát triển tập đoàn cây ăn quả, trong đó chất đất phù sa cổ giàu lên trên khắp huyện, đặc biệt phù hợp với cây bưởi Phúc Trạch. Huyện chủ trương phát động phong trào phá bỏ vườn tạp, xây dựng mô hình vườn cây hàng hoá lấy cây bưởi Phúc Trạch làm chủ lực.
Trong hai năm 1994 – 1995 đã Có 27 xã tham gia cải tạo vườn mới với diện tích là 250 hecta. Cây bưởi Phúc Trạch giờ đây có mặt khắp huyện và thật sự đóng vai tò thiết thực trong mục tiêu xoá đói giảm nghèo.
Mỗi quả bưởi ngon bán tận gốc giữa mùa từ 3.500 đến 4.000đ/quả. Ngày rằm ngày lễ tại chợ thị xã Hà Tĩnh một trái bưởi Phúc Trạch bán với giá 8.000 – 9.000 đồng/quả là chuyện thường.
Trái bưởi Phúc Trạch cũng bắt đầu chiếm được thị trường rộng rãi. Theo những chuyến tàu du lịch, những chuyến xe ca tốc hành, bưởi Phúc Trạch đã có mặt ở Vinh, Thanh Hoá, Hà Nội rồi Huế, Đà Nẵng, thành phố Hỗ Chí Minh.
Những điều đó là dấu hiệu đáng mừng cho tiềm năng trong tương lai của trái bưởi Phúc Trạch.
Leave a Reply