Bí quyết làm nên tên tuổi của món bún đũa Nam Định
Bún đũa kết hợp với riêu cua có vị ngọt đậm, nước dùng hơi chua, thơm dậy mùi của cua đồng. Món bún đũa riêu cua luôn được ăn kèm với rau, mùa nào rau đấy có thể rau muống, rau cải…, đến mùa rau nhút thì thêm vài cọng để tăng thêm hương vị cho bát bún.
Chỉ có bán ở vỉa hè, bún đũa Thành Nam hút thực khách với món nước dùng thơm lừng, béo ngậy cùng những cọng bún to tròn, trắng phau ẩn hiện dưới màu vàng của mỡ hành, của gạch cua, màu trắng của giá, xanh của rau…
Gần giống như bánh canh ở miền Nam nhưng bún đũa ở Nam Định có sự khác biệt không thể lẫn: sợi bún to cỡ đầu đũa, mềm nhưng săn chắc chứ không hề nhũn, thường ăn kèm với rau muống, rau cải, rau kinh giới.
Bát bún đầy đặn với gạch cua “hào phóng” với giá phải chăng.
Muốn ăn bún đũa, thực khách không thể tìm thấy trong thực đơn của nhà hàng hay khách sạn mà chỉ có ở chợ và quán vỉa hè của Nam Định. Bún đũa kết hợp với riêu cua có vị ngọt đậm, nước dùng hơi chua, thơm dậy mùi của cua đồng.
Bún đũa kết hợp với riêu cua có vị ngọt đậm, nước dùng hơi chua, thơm dậy mùi của cua đồng. Món bún đũa riêu cua luôn được ăn kèm với rau, mùa nào rau đấy có thể rau muống, rau cải…, đến mùa rau nhút thì thêm vài cọng để tăng thêm hương vị cho bát bún. Nồi riêu cua bao giờ cũng vàng, màu mỡ phi hành và chút gạch cua khêu từ mai cua, óng ánh, hấp dẫn, thơm tho, béo ngậy.
Mặt nồi riêu bao giờ cũng nổi chìm lập lờ từng mảng gạch cua, mới trông đã thấy xôm xốp, ngọt ngào. Thứ rau gia vị ăn kèm không thể thiếu là kinh giới, tía tô, rau mùi ta, húng láng, rau ngổ ba lá xanh rờn… và thậm chí có thể thêm ít giá sống.
Dạo quanh các chợ Ngõ Ngang, chợ Rồng hay phố Hàng Đồng, không nên bỏ lỡ cơ hội để thưởng thức bát bún đũa riêu cua có vị chua thanh thanh nhẹ nhàng. Bún đũa Thành Nam mùa nào cũng được ưa chuộng cũng bởi ăn ngon mà không quá no.
Khi nói đến đặc sản Nam Định người ta lại nghĩ đến món bún đũa.
Bát bún đầy đặn với gạch cua “hào phóng” với giá phải chăng. Món bún đũa ấy ít khi nóng bỏng lưỡi. Không sao, thì chỉ là tạm lót lòng, cho đôi chân duỗi ra tí chút, đâu phải bữa tiệc linh đình mà kén chọn, chê bai. Tuy vậy, nhưng bát bún đũa riêu cua bình dị ấy có khi còn theo ta bao năm tháng sau này nữa cũng chưa biết chừng, nó sẽ thành kỷ niệm trên nẻo đường quê thân tình nồng đượm.
Bún đũa là món ăn lành tính, không gây nặng bụng, một món ăn lót dạ có thể dùng ở bữa nào cũng được, hơn cách chế biến món ăn này lại đơn giản chứ không hề phức tạp. Chính vì thế, bún đũa rất hợp với nhiều người từ già tới trẻ, với nhiều người làm những nghề khác nhau. Một món ăn dân dã, không quá cầu kỳ nhưng đáp ứng được vị ngon và no, không biết từ bao giờ đã nối tiếng khắp nơi. Khi nói đến đặc sản Nam Định người ta lại nghĩ đến món bún đũa.
Thưởng thức một bát bún đang bốc khói với những sợi bún trắng to, nổi bật trên những những mảng gạch cua hồng hồng, một ít màu trắng của cọng giá và màu xanh của rau, húp một ít nước béo đậm đà kèm theo chút gia vị ớt khô chưng mỡ sẽ ngon dần đến rân rân cảm giác vô cùng thú vị.
Bún đũa có từ lâu đời, đã làm mê mẩn không biết bao nhiêu thế hệ người dân thành Nam nay lại thêm thu hút thực khách gần xa.
Leave a Reply