Nhận ra điểm chung của các món bánh truyền thống châu Á

Thật khó để ý giải giao điểm này một cách tường tận, nhưng từ đây có thể suy được văn hoá các nước phương Đông chia sẻ nhiều điểm chung như nghề trồng lúa…

Tuy nền ẩm thực các quốc gia Á châu mang những nét đặc trưng riêng, nhưng đâu đó vẫn còn hiện hữu cái giao điểm đầy thú vị giữa các nền văn hóa thông qua các . Nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy rất nhiều những châu Á đều có vỏ bánh làm từ gạo nếp và nhân được làm từ các loại đậu như đậu xanh, đậu đỏ.

Thật khó để ý giải giao điểm này một cách tường tận, nhưng từ đây có thể suy được văn hoá các nước phương Đông chia sẻ nhiều điểm chung như nghề trồng lúa. Văn hoá lúa nước phát triển khiến gạo trở thành chủ thực trong nhiều món ăn truyền thống. Về phần đậu, nhân bánh được làm từ đậu có ý nghĩa tương tự nhau ở nhiều nước. Ở Việt Nam, một trong những chiếc bánh nhân đậu có mặt sớm nhất là bánh chưng, nhân đậu (có cả thịt) bên trong được bao bọc bởi gạo tượng trưng cho sự ôm ấp, thai nghén và bảo bọc của bậc cha mẹ với con cái, thể hiện truyền thống hiếu nghĩa tốt đẹp. Ở Trung Quốc, Nhật Bản, các loại đậu, nhất là đậu đỏ, thường thể hiện “hỉ sự”, nghĩa là chuyện vui, chuyện tốt. Người Nhật thường ăn cơm đậu đỏ để mừng một việc vui gì đó ví như đám cưới hay sự chào đời của một đứa trẻ.

Nói chung, dù lý giải có khác thì vẫn chẳng thể phủ nhận, những món bánh có bột gạo và nhân đậu không hiểu vì sao lại cực kì phổ biến ở các nước châu Á. Nếu không tin, bạn hãy cùng chúng mình điểm qua các món bánh truyền thống của một số nước sau đây nhé!

Việt Nam

Ngoài bánh chưng, bánh dày, bánh tét là những loại bánh quá phổ biến và đặc trưng có vỏ làm từ gạo và nhân đậu, Việt Nam có một danh sách dài những món bánh có cách làm tương tự này, mỗi vùng miền đều có những món bánh đặc trưng. Để tạo nên sự khác biệt cho các món bánh, người Việt Nam đã sử dụng bột nếp kết hợp với nhiều loại nguyên liệu khác, ví dụ như bánh gai miền Bắc được làm từ bột nếp hoà với lá gai, bánh ú bá trạng phải pha với gấc để có màu cam đỏ tươi tắn…

Nhật Bản

Mochi là một loại bánh giầy nhân ngọt truyền thống của Nhật Bản làm từ bột gạo, xuất hiện từ giữa thế kỉ 18 tại kinh thành Edo. Mochi tượng trưng cho sự trường thọ và sức khỏe, ngoài ra món bánh này còn là biểu tượng cho sự may mắn, nên thường được dùng trong dịp lễ tết hoặc sum họp gia đình. Sau khi đã được dâng lên thần linh, người Nhật sẽ dùng mochi để tráng miệng và uống cùng với trà. Bánh mochi có dạng hình tròn, nằm nhỏ gọn trong lòng bàn tay người lớn và thường có kết cấu 2 lớp: Vỏ bánh làm bằng gạo nếp được chọn lọc và làm rất kỹ để tạo độ dẻo hoàn hảo, lớp giữa là nhân đậu (đậu đen, đậu đỏ, ….). Ngày nay, người ta còn thêm cả kem lạnh vào làm nhân. Với vị ngọt dịu thanh mát, người Nhật đã biến đổi kiểu cách của bánh mochi với nhiều hình dạng (hình vuông, hình chữ nhật, hình trụ tròn ..) và cách chế biến (tẩm vừng, tẩm bột gạo, ..) để tạo ra nhiều mùi vị khác nhau.

Hàn Quốc

Người Hàn Quốc có một loại bánh đặc biệt là Songpyeon, tức bánh giầy hình bán nguyệt, được dùng trong ngày Tết Chuseok (tết Trung thu, lễ Tạ ơn). Nếu người Việt hay người Trung Quốc xem trăng tròn là biểu trưng cho sự viên mãn, thì người Hàn Quốc lại xem trăng khuyết mới là hình ảnh lý tưởng. Họ tin rằng “trăng khuyết rồi sẽ tròn”, tựa như sự sinh sôi, nảy nở, lý giải về hình lưỡi liềm của bánh.

Cách làm Songpyeon rất đơn giản, chỉ cần trộn bột gạo với nước nóng, sau đó nhồi bột và bánh với nhân đậu xanh, mè đen, hạt dẻ hoặc các loại nhân khác rồi hấp chín. Ngoài lớp vỏ màu trắng, người Hàn còn “chế tạo” ra các màu sắc khác nhau từ trái cây như màu hồng từ dâu, xanh đậm từ lá ngải cứu, vàng từ bí đỏ… Cắn một miếng Songpyeon ta sẽ thấy hơi dai, vị ngọt thanh và một mùi thơm nhẹ rất dễ chịu. Người Hàn có câu truyền tụng: thiếu nữ nào làm bánh Songpyeon vừa ngon lại vừa đẹp sẽ gặp được ý trung nhân như ý, phụ nữ có gia đình sẽ sinh được con gái xinh xắn. Vì lẽ đó nên phụ nữ Hàn Quốc dành rất nhiều tình cảm, tâm trí cho việc làm món bánh này.

Trung Quốc

Các loại bánh cổ truyền Trung Quốc có rất nhiều loại bánh được làm từ bột gạo và có nhân đậu. Một món bánh khá kinh điển của người Trung Quốc và đến giờ vẫn được bày bán ở hầu hết các nhà hàng Trung Quốc là Tangyuan. Tangyuan hay còn gọi là thang viên, có phiên bản chè trôi nước, nhưng cũng có phiên bản dẹt được đem nướng.

Ngoài ra, các loại bánh truyền thống khác bao gồm bánh hình rùa, được làm hình chiếc mai rùa dùng trong các dịp mừng thọ, có vỏ bột gạo nếp và nhân đậu xanh.

Cùng Danh Mục:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *