Bánh chưng đen Cao Bằng – sản vật không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên đán

Quan niệm người dân ở đây, hoa của cây muối chua nở từ tháng 5, trải qua quá trình tích tụ linh khí của trời, đến tháng 10 hoa chúc xuống đất, để thả muối xuống gốc. Còn gạo nếp và thịt lợn đen là kết quả của một năm lao động sản xuất nên của con cháu dâng lên báo công với tổ tiên”.

Theo truyền thống của người dân tộc Tày, Cao Bằng, bánh chưng đen là sản vật không thể thiếu được trong ngày lễ, đặc biệt là Tết Nguyên đán, các gia đình dù khó khăn đến đâu cũng phải tích trữ kiếm cho bằng được những ống giạo nếp hương đồng bào Tày gọi là “khẩu pái” và đặc biệt phải có tro than cây Muối Chua (người Tày gọi là “mạy piệt”), lá dong rừng để gói bánh và, thịt lợn đen, đỗ xanh để làm nhân.


Công đoạn gói bánh chưng đen.

Nguyên liệu gói bánh chưng đen khá đặc biệt, từ tháng 11 âm lịch, đồng bào đã đi vào rừng tìm cây mạy piệt, chọn cây có nhiều chùm hoa, có nhiều muối, rồi chặt lấy thân cây về chẻ nhỏ để trên gác bếp cho khô rồi say đó đốt cây muối chua thành than và cho cối đá giã, nghiền nhuyễn thật mịn gói trong giấy bản hoặc để trong những lọ gốm thật sạch. Sau khi ngâm gạo nếp hương cho đủ độ mềm rồi lấy than muối lọc mịn trộn vào cùng để một thời gian khoảng mười hai đến mười ba tiếng khi than đã ngấm vào gạo rồi sảy thật sạch bụi than gạo nếp trắng ngấm mầu đen – tím của than.

Quan niệm người dân ở đây, hoa của cây muối chua nở từ tháng 5, trải qua quá trình tích tụ linh khí của trời, đến tháng 10 hoa chúc xuống đất, để thả muối xuống gốc. Còn gạo nếp và thịt lợn đen là kết quả của một năm lao động sản xuất nên bánh chưng đen là sản vật của con cháu dâng lên báo công với tổ tiên”. Do vậy, dâng cúng bánh chưng đen trong Nguyên đán có ý nghĩa rất sâu sắc.

Cùng Danh Mục:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *