Món hủ tiếu lạ miệng nhưng vô cùng chất lừ ở Sài Gòn

Không chỉ chế biến, khâu dọn cho người dùng cũng cầu kỳ không kém. phải chọn loại tươi, trụng với nước nóng, cho vào tô, chan lên ít nước dùng. Thịt dê phải để riêng, nếu để chung, nhiệt độ của thịt dê thì sẽ khiến sẽ bị bở và ngược lại.

Hủ tiếu dê

Hủ tiếu dê là một trong những món ăn không quá phổ biến ở Sài Gòn, tuy nhiên theo thực khách sành ăn, “việc đổi vị từ các loại tiếu quen thuộc sang hủ tiếu dê vẫn cho cảm giác lạ miệng thú vị.

Thịt dê cho món hủ tiếu thường được cắt cục to hơn ngón tay cái, thịt phải có cả da được thui vàng mới là miếng thịt hoàn hảo. Ngoài thịt, mắt, nội tạng, lưỡi, pín, ngầu… đều được sử dụng và được nhiều thực khách ưa thích. Ở Sài Gòn, tìm được quán bán hủ tiếu dê cũng không dễ dàng, chỗ bán đếm không đủ một bàn tay.

Để có một tô hủ tiếu dê thơm, ngon và đậm vị, mùi khó chịu của thịt dê phải được xử lý ngay ở khâu chế biến với rượu, dấm… Sau khi xử lý, thịt được ướp với hàng loạt gia vị bí truyền vài giờ. Cuối cùng hầm thịt trên lửa lớn trong 10 tiếng. Thành phẩm là nước dùng có màu cánh gián, nửa giống cà ri, nửa giống bò kho thoang thoảng mùi sa tế.

Không chỉ chế biến, khâu dọn cho người dùng cũng cầu kỳ không kém. Hủ tiếu phải chọn loại tươi, trụng với nước nóng, cho vào tô, chan lên ít nước dùng. Thịt dê phải để riêng, nếu để chung, nhiệt độ của thịt dê thì sẽ khiến hủ tiếu sẽ bị bở và ngược lại.

Hủ tiếu sa tế

Sa tế là hỗn hợp phụ gia của người dân Mã Lai gốc Ấn, khi du nhập vào Sài Gòn, các đầu bếp người Hoa đã khéo léo cân chỉnh, gia giảm một số gia vị cơ bản nhằm hãm bớt mùi hồi nồng đặc trưng cũng như vị cay xé lưỡi, đồng thời phối trộn thêm một số gia vị khác để hình thành một phiên bản sa tế rất riêng của Sài Gòn.

Món hấp dẫn nhất của sa tế Sài Gòn có thể kể đến tô hủ tiếu sa tế nóng hổi cùng mùi thơm phức lan tỏa từ nồi nước sa tế nghi ngút khói nấu bằng bột đậu phộng cùng thật nhiều gia vị đăc trưng như đại hồi, tiểu hồi, thảo quả, đinh hương, quế chi, cà ri, nghệ… Món ăn hấp dẫn này gần như Sài Gòn mới có bán với số lượng quán không nhiều (khoảng 10 quán), thường là ở các quận 5, quận 6 hay quận 11.

Nước lèo của hủ tiếu sa tế ngoài vị ngọt thanh của xương hầm còn là sự phối hợp khéo léo của hơn 20 loại gia vị khác nhau. Nhờ vậy, nó mang đủ vị chua, cay, béo, mặn, ngọt. Hủ tiếu sa tế thường được nấu với thịt nai hay thịt bò, đôi khi là lòng heo. Song thường thấy và được đánh giá cao nhất là hủ tiếu sa tế nai – loại thịt có vị ngọt vượt trội.

Hủ tiếu bột lọc

Nếu như bánh hủ tiếu thường làm bằng bột gạo thì hủ tiếu bột lọc được làm bằng bột lọc. Do đó cọng hủ tiếu không có dáng thanh mảnh thường thấy mà vuông vức, rất dễ gắp. Khi nấu chín, hủ tiếu có độ dai mềm riêng. Độ dai khiến thực khách dù ăn no vẫn thòm thèm.

Hiện, Sài Gòn có hai quán kinh doanh hủ tiếu bột lọc. Một là hủ tiếu cật trên đường Trương Định. Một là hủ tiếu sườn Vĩnh Long trên đường Phạm Viết Chánh.

Hủ tiếu phá lấu

Hủ tiếu phá lấu là sự kết hợp giữa cái ngon của phần nước sốt đặc sánh hòa quyện vị ngọt của nước hầm nội tạng, nước dừa tươi, vị béo của nước cốt dừa, vị cay, thơm của quế, ngũ vị hương, cái dai mềm của những cọng hủ tíu cùng phần “cái” đầy đủ với gan, khăn lông, lá xách, phèo non, tổ ong, trái khế, lá mía…

Hủ tiếu phá lấu phong cách Việt có ba dòng. Loại thứ nhất là dùng nước lèo của phá lấu và nêm nếm theo cách của người bán. Loại hai, nước phá lấu có nấu chung với nước dừa. Cuối cùng là dùng nước lèo (như nước để nấu mì, hủ tíu) rồi cắt phá lấu vào. Cả ba dòng hủ tiếu này thường có mặt quanh các trường của Sài Gòn. Giá một tô dao động từ 25.000 – 30.000 đồng.

Cùng Danh Mục:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *