Nồng nàn như bát rượu ngô Bắc Hà trên cao nguyên đá
Bắc Hà (Hà Giang) – vùng đất đẹp như huyền thoại này luôn có những điệu xoè bốc lửa, những cô gái được thừa hưởng nước da của xứ lạnh như đẹp hơn trong những bộ đồ váy truyền thống muôn sắc màu và bát rượu ngô nồng thắm.
” Khi vào nhớ dốc Trung Đô Khi ra thì nhớ rượu ngô Bắc Hà”- Ca dao Bắc Hà (Hà Giang) – vùng đất đẹp như huyền thoại này luôn có những điệu xoè bốc lửa, những cô gái được thừa hưởng nước da của xứ lạnh như đẹp hơn trong những bộ đồ váy truyền thống muôn sắc màu và bát rượu ngô nồng thắm. Rượu ngô của Hà Giang– danh tửu có một không hai của người Mông, góp phần tạo nên truyền thống lâu đời ấy.
” Khi vào nhớ dốc Trung Đô
Khi ra thì nhớ rượu ngô Bắc Hà”- Ca dao
Bắc Hà (Hà Giang) – vùng đất đẹp như huyền thoại này luôn có những điệu xoè bốc lửa, những cô gái được thừa hưởng nước da của xứ lạnh như đẹp hơn trong những bộ đồ váy truyền thống muôn sắc màu và bát rượu ngô nồng thắm. Rượu ngô của Hà Giang– danh tửu có một không hai của người Mông, góp phần tạo nên truyền thống lâu đời ấy.
Có đi mới cảm nhận và thấu hết những giá trị của cuộc sống, chứng kiến một quá trình làm rượu ngô của đồng bào mới thấy hết những giá trị của một chén rượu ngô. Bạn cứ thử tưởng tượng xem, nếu sống trên một vùng đất với 3/4 là đá thì bạn sẽ làm được gì!? Thế mà người Mông ở đây đã làm nên những điều kỳ tích, họ gùi từng gùi đất đổ vào các hốc đá rồi khi mùa xuân về, lúc vạn vật đang sinh sôi nảy nở, cũng là lúc người Mông đem hạt giống đi bỏ vào từng hốc đá tai mèo. Đồng bào nơi đây có câu nói ‘‘sống trên đá, chết vùi trong đá”. Cuộc sống trên cao nguyên đá quanh năm khô hạn, người dân vất vả, kiên trì vật lộn với từng hốc đá tai mèo để gieo những mầm ngô nơi cao nguyên. Lạ thay, những nương ngô năm nào cũng xanh tốt và cho năng suất thu hoạch cao. Đến mùa thu hoạch, ngô lại được chất đầy trong quẩy tấu (gùi) trên lưng mọi người về nhà….Ngô dư, họ bán đi lấy tiền mua gạo, vật dụng sinh hoạt khác và một phần dùng để nấu rượu.
Vào các làng bản, hầu như gia đình nào cũng biết nấu rượu ngô và trong các gia đình bao giờ cũng có dăm ba lít, thậm chí cả vài chum rượu ngô vừa để thưởng thức dần, vừa để đãi khách quý khi cần. Công đoạn nấu rượu ngô cũng không phức tạp, nhưng để nấu được một chum rượu ngô ngon thì không phải ai cũng làm được. Vì vậy, vào các làng bản hỏi rượu nhà nào ngon là bạn sẽ được giới thiệu một gia đình nào đó. Có lẽ việc vất vả nhất để nấu được nồi rượu ngô đó là việc đi lấy nước và củi, bởi Cao nguyên đá hầu như lúc nào cũng ở trong tình trạng thiếu nước, còn chuyện kiếm củi trên vùng đá thì cũng không mấy dễ dàng.
Công đoạn nấu rượu ngô rất cầu kỳ, phức tạp và gian nan, từ việc gùi những bình nước, bó củi cách bản làng 3 – 4km đến việc nấu chín ngô, ủ men lá (một loại men độc đáo ở vùng cao và ít độc tố) rồi đem lên bếp chưng cất khoảng từ 5- 6 giờ mới cho những giọt rượu thơm ngon, đậm đà. Rượu có hương thơm dịu của thứ men lá đặc trưng, vị nồng và ngọt của ngô núi. Vào các bản làng người Mông, hầu như nhà nào cũng nấu rượu ngô, các gia đình đều có những chum rượu to vừa để dùng, vừa để đãi khách quý. Đặc biệt, rượu ngô là thứ uống thường xuyên và không thể thiếu đối với người Mông. Ở vùng cao nguyên quanh năm khô hạn này, rượu ngô là thức uống được ưa thích và đem ra mời khách. Vào các chợ phiên mỗi tuần, mọi người đến chợ đông vui chỉ để được uống rượu ngô, thổi khèn và ăn thắng cố. Họ có thể uống say mềm rồi ngủ ngay bên vệ đường, vách đá, có khi ngủ cả trên lưng ngựa, mặc vợ đưa về…
Sau những ngày vất vả, ngày Tết, ngày Lễ, đặc biệt là ngày chợ, người Mông thường háo hức rủ nhau xuống chợ. Quan sát chợ phiên của Cao nguyên đá, bạn sẽ thấy không phải thứ gì khác mà chính là rượu ngô mới là thứ níu chân đàn ông, đàn bà, trai gái, già trẻ ở lại chợ cho đến xế chiều. Người ta cùng quây quần bên những gùi rượu, bàn rượu để dốc bầu tâm sự, rất tình cảm. Chỉ có người vùng cao mới vậy, không phải là họ có thời gian rỗi rãi mà bản thân họ rất trọng tình, trọng chữ tín và rượu ngô chính là cầu nối tình cảm giữa những người dân chân tình ấy. Trong bất cứ phiên chợ nào trên Cao nguyên đá cũng có 1 đến 2 dãy bán rượu ngô và bạn cứ việc đi nếm thử các can rượu cho đến say và mua lấy một can về làm quà.
Lý giải tại sao người Mông uống nhiều rượu đến vậy, có lẽ là do Cao nguyên cực Bắc của Hà Giang khí hậu ôn hoà và mát mẻ, dù là mùa hè nhưng ban đêm ngủ vẫn phải đắp chăn. Mùa đông nhiệt độ xuống rất thấp, có khi âm độ, và có tuyết rơi…Vì vậy, rượu ngô sẽ làm người Mông ở rẻo cao thấy ấm áp hơn và chống chọi được với giá rét…
Giữa tiết trời giá lạnh, sương núi giăng mờ, ngồi trong quán nhỏ nơi phố đá, xuýt xoa bên tô cháo ấu tẩu (một loại cháo nấu bằng củ ấu tẩu chỉ có ở Hà Giang) nóng hay chảo thắng cố (nấu từ thịt và lục phủ ngũ tạng của ngựa núi cộng với nhiều loại thảo dược) thơm lừng, thêm một chút rượu ngô mềm môi thì thật thú vị và ấm lòng lữ khách. Hãy một lần lên Hà Giang để thưởng thức rượu ngô đặc sản của cao nguyên đá.
Leave a Reply