Ẩm thực Trung – Việt giống hay khác ở điểm nào

Ở Việt Nam, tùy từng vùng miền mà khẩu vị sẽ có sự khác nhau. Có vùng thích chua, cay, có nơi lại thích mặn, ngọt. Người Trung Quốc cũng như vậy, khẩu vị ở mỗi vùng cũng có sự khác nhau nhưng tựu chung đều có khẩu vị là những vị như trên.

Đều là đất nước Á Đông và là láng giềng của nhau, văn hóa ẩm thực Trung Hoa và Việt Nam có những nét khá tương đồng. Tuy nhiên tinh hoa văn hóa đó tồn tại ở mỗi nước lại có điểm đặc trưng riêng.

Nếu để ý bạn sẽ nhìn ra ngay điểm giống nhau giữa ẩm thực Trung Hoa và Việt Nam.

Dụng cụ và nguyên liệu chính của bữa ăn

Khác với người phương Tây ăn bằng dao và dĩa, hay người Ấn Độ, Sri Lanka ăn bốc bằng tay, người Việt Nam và Trung Quốc cũng như khá nhiều quốc gia châu Á khác dùng đũa khi ăn cơm. Đũa là một cặp thanh dài bằng nhau thường làm bằng gỗ hay tre với một đầu nhỏ, một đầu lớn. Khi ăn bạn sẽ cầm ở đầu lớn hơn còn đầu nhỏ dùng để gắp thức ăn.

Bên cạnh đó, những dụng cụ cũng không kém phần quan trọng là bát ăn cơm. Do có nền văn minh lúa gạo và thực phẩm chính trong bữa ăn là cơm nên yêu cầu phải có một bát ăn cơm trong bữa ăn.

Khẩu vị

Ở Việt Nam, tùy từng vùng miền mà khẩu vị sẽ có sự khác nhau. Có vùng thích chua, cay, có nơi lại thích mặn, ngọt. Người Trung Quốc cũng như vậy, khẩu vị ở mỗi vùng cũng có sự khác nhau nhưng tựu chung đều có khẩu vị là những vị như trên.

Đó là điểm tương đồng giữa ẩm thực của Việt Nam và nước láng giềng Trung Hoa. Tất nhiên bên cạnh đó sẽ có những nét khác nhau giữa 2 nền văn hóa, có thể so sánh ẩm thực Trung Hoa và Việt Nam với các điểm khác nhau được nhận thấy dễ dàng như:

Quan điểm về ẩm thực

Người Việt ta có câu “có thực mới vực được đạo”, điều này thể hiện cực kì rõ quan niệm của người Việt Nam về ẩm thực. Họ mong muốn món ăn không chỉ ngon mà còn phải đẹp về mặt hình thức, bên cạnh đó cũng mang tới sự may mắn nữa.

Còn người Trung Quốc thì lại nghĩ “dân dĩ thực vi tiên”. Trong mỗi món ăn, họ rất xem trọng sự toàn vẹn, đầy đủ. Ví như món cá thì phải để nguyên cả con, hay thịt gà có thể chặt thành miếng nhưng khi xếp lên đĩa vẫn phải đầy đủ.

Cách chế biến món ăn


Trong chế biến món ăn, người Trung Quốc dùng rất nhiều dầu mỡ và họ cũng ít khi tổng hợp lại các gia vị để tạo sự kết hợp hương vị. Trong khi đó, người Việt ưa thích những món ăn thanh đạm hơn nên dùng ít dầu mỡ. Các món ăn của người Việt cũng là sự kết hợp của khá nhiều loại gia vị mang đến sự tổng hòa.

Thành phần món ăn chính


Một bữa ăn của người Việt luôn phải có ba phần: món chủ lực (cơm), gia vị (nước chấm) và món ăn kèm. Trong khi đó, một bữa ăn chính của người Hoa chỉ gồm hai phần mà thôi, đó là chủ thực (cơm, bánh bao, màn thầu, mì,…) và cải thực (những món bổ sung).

Sở thích


Người Việt thường thích ăn ngon, món ăn phải là sự kết hợp nhuần nhuyễn của nhiều loại gia vị. Bên cạnh đó, những món ăn có độ dai và giòn cũng rất được ưa chuộng, dù có thể chúng không có lợi về mặt dinh dưỡng và sức khỏe. Một số ví dụ là da gà, ngũ tạng động vật,…

Không giống như vậy, người Trung Quốc thích ăn món có dinh dưỡng. Đặc biệt một món ăn của họ chỉ nổi bật nhất bởi một loại hương vị, không có sự pha trộn.

Rau


Cả người Trung Quốc và Việt Nam đều khá cân bằng về dinh dưỡng trong bữa ăn, do đó bên cạnh những món mặn, rau luôn là món không thể thiếu. Nhưng sự khác biệt khi so sánh và Việt Nam là người Việt rất thích ăn rau sống, dù rằng trong bữa ăn đã có món rau xào hoặc luộc. Người Trung Quốc thì ngược lại, họ luôn thích món rau phải được qua chế biến, do đó hầu như không bao giờ ăn rau sống.

Món thịt


So về cách chế biến thì ở điểm này Trung Quốc hạn chế hơn so với Việt Nam. Ngoài những phương pháp thông thường như luộc, nấu, hầm, nướng, kho,… người Việt còn sáng tạo bằng cách làm nem rán, nem chua, chả quế, giò lụa,… Trong khi đó các món thịt của người Trung Quốc chỉ được chế biến bằng các phương pháp truyền thống.

Món canh


Đối với người Việt Nam, canh không phải món chính và họ không bỏ quá nhiều tâm sức vào món ăn này. Thông thường, canh chỉ là nước luộc rau hoặc phức tạp hơn một chút thì có chế biến thêm các loại thịt, cá,… Người Việt có thói quen chan nước canh vào cơm để ăn.

Ngược lại, người Trung Quốc chế biến món canh rất phức tạp với thời gian lâu. Canh thường được chế biến bằng cách hầm các nguyên liệu để lấy được những chất dinh dưỡng tinh túy nhất từ chúng. Nước canh không cần quá nhiều gia vị vì thông thường nó như một món khai vị. Điều đó cũng có nghĩa là người Trung Quốc không ăn cơm kèm với canh.

Cùng Danh Mục:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *