Ẩm thực giản dị, dân dã níu chân du khách của xứ Quảng

Bánh xèo ong quấn lá lốt càng làm cho mùi vị của ong được thăng hoa, giúp cho người ăn cảm nhận được mùi nồng thơm của lá lốt vị ngọt ngào của nhộng vị béo của bánh xèo, một cách thưởng thức món ăn độc lạ càng giúp cho thực khách ngon miệng và đảm bảo sức khỏe.

Từ xa xưa, bà con nông dân vùng trung du xứ Quảng đã biết tận dụng những thổ sản, sản vật trong chính mảnh vườn, thửa ruộng của mình để phục vụ cuộc sống và trong những ngày lễ hội, đại hỷ… Với cách chế biến dân dã, biến những sản vật bình thường thành những món ngon khiến thực khách ăn một lần nhớ mãi khôn nguôi.


lá liễu.

Nguyên liệu chính của không gian này là những sản vật như chuối, mít non, nếp, thịt heo, thịt gà, cá đồng gừng, tiêu, những thức uống được chế biến, ngâm tẩm từ những sản vật vườn, rừng Tiên Phước như rượu nếp cái hương bầu, rượu lòn bon, chuối hột, nấm lim xanh, rượu ong vò vẽ những sản vật mà ta dễ dàng tìm thấy trong những ngôi nhà bình dân của người Tiên Phước.

Nem chua lá liễu, chuối chần: Có thể nói, đây là món khai vị chân quê nhưng ngon và ấn tượng. Những trái chuối chần được tạo hình như những con chim Lạc, với điểm xuyến của nem chua, dưa chua tạo thành một biểu tượng của trống đồng Đông Sơn, đặc trưng của văn hóa Việt cũng là hình ảnh để chúng ta tri ân và tôn vinh những giá trị văn hóa ngàn năm dựng nước của tiên tổ tiền nhân.

Vị nồng thơm của tiêu Tiên Phước, vị chát của quả chuối non và vị chua được lên men tự nhiên như điểm xuyến trong món ăn này sẽ kích thích thực khách ngon miệng trong cả thực đơn. Nem chua lá liễu với chuối chần không chỉ là món khai vị ấn tượng mà còn là lễ vật không thể thiếu trong các dịp lễ hội, cỗ bàn, vì vậy trong dân gian Tiên Phước vẫn còn câu ca: Nem chua lá liễu xứ Tiên/ Một chung rượu nhạt kết nguyền ba sinh.

Món : Vùng đất Tiên Phước vốn trồng nhiều mít nên có những món ăn từ quả non đến quả già và thậm chí là mít chín. Từ xa xưa, mít trộn là món ăn được nhiều người ưa thích và không thể thiếu trong các cổ tiệc. Chính vì vậy mít non đã trở thành hình ảnh của người bình dân xưa qua câu ca truyền miệng: Nhón chân kêu bớ nậu nguồn/ Mít non gửi xuống cá chuồn gửi lên/ Cá chuồn nhờ gió bay lên/ Mít non chẳng thấy hay quên cá chuồn.

Món bánh xèo ong: Ong vò vẽ ở vùng trung du khá nhiều, người dân thường đi bắt tổ ong lấy nhộng làm thức ăn. Nhộng ong là loại thức ăn tính hàn và hàm chứa lượng calo cao, giàu vitamin, khoáng chất và các nguyên tố vi lượng. Lá lốt vị nồng, tính ấm, công dụng ôn trung; tán hàn trị đầy hơi, khó tiêu… Chính vì vậy bánh xèo ong quấn lá lốt càng làm cho mùi vị của ong được thăng hoa, giúp cho người ăn cảm nhận được mùi nồng thơm của lá lốt vị ngọt ngào của nhộng vị béo của bánh xèo, một cách thưởng thức món ăn độc lạ càng giúp cho thực khách ngon miệng và đảm bảo sức khỏe.

Hấp dẫn món bánh xèo nhộng ong.

Món : Mì Quảng được vinh danh là một trong 12 món ăn Việt Nam đạt tiêu chí “Giá trị Ẩm thực châu Á”. Trong tất cả các nguyên liệu để nấu mì thì gà là lựa chọn số một. Để có một nồi mì thật sự thơm ngon thì nguyên liệu cần có là gà thả vườn Tiên Phước, cùng với nén (Cùng họ với hành, tỏi nhưng có mùi thanh và cay hơn), sả và dầu lạc. Mùi thơm từ nồi mì Quảng bốc lên thì thật “đi xa ai cũng muốn về, sắc quê hội tụ hồn quê dạt dào”.

Món cá đồng hấp gừng sốt ngũ sắc: Cá đồng là món ngon dân dã quen thuộc có thể thấy nhiều nơi ở vùng quê Quảng Nam. Cá đồng hấp gừng là sự kết hợp rất tinh tế vì mùi gừng có thể làm tan đi mùi tanh của cá, người ăn sẽ cảm nhận được vị thơm ngon của cá đồng. Đĩa cá được điểm xuyến hình ảnh các loài thủy sinh, rong rêu trên đồng ruộng, người chế biến món ăn độc đáo này muốn nhắn gửi một hình ảnh làng quê hiền hòa, muôn vật có thể sinh sôi nảy nở một không gian sinh thái xanh, sạch hiền hòa.

Món muối: Gà tơ thả vườn thịt chắc làm sạch để nguyên con đem hầm muối sống. Qui trình làm cũng khá công phu, để gà chín bởi hơi xông lên từ muối, thơm mùi sả, chanh nhưng thịt gà không bị ướt. Nếu ăn một miếng quí vị chắc sẽ cảm nhận trọn vẹn ý nghĩa của câu ca truyền miệng: “Nhất gái Tiên Hà, nhì gà Tiên Lãnh”.


Món gà hầm muối.

Món gỏi bòn bon: Bòn bon là trái cây đặc sản của Tiên Phước. Người ta chọn trái bòn bon quả to, chín cây, có màu vàng tươi, cùi dày và giòn để làm gỏi. Cách làm gỏi bòn bon tuy đơn giản nhưng lại đòi hỏi sự khéo léo. Trước hết, cần tách riêng từng múi bòn bon khỏi vỏ. Dùng móng tay cái ấn mạnh vào đáy quả để vỏ bòn bon bung ra, khi đó dễ dàng tách múi, bỏ hạt. Trộn thịt ba chỉ, tôm, ớt, tỏi, hành phi và một bát nước mắm ngon với bòn bon đã tách thành từng múi, cuối cùng rắc đậu phộng và vừng lên trên. Gỏi bòn bon ăn kèm với bánh phồng tôm nữa thì rất ngon.


Món gỏi bòn bon.

Bánh chần gừng: Đây là loại bánh chỉ có thể tìm thấy ở vùng quê Tiên Phước. Để thực hiện một đĩa bánh đẹp mắt là một quá trình công phu và khéo léo của gia chủ. Thời gian thực hiện được một đĩa bánh có thể mất đến 20 ngày. Vì vậy bánh chần gừng là loại bánh kỳ công, bánh quí trong mâm lễ của người dân từ bao đời nay. Trong dân gian vẫn còn truyền nhau câu ca rằng: Dẻo thơm nếp cũng nghĩa tình/ Cay gừng dặn bạn giữ mình thủy chung.

Cùng Danh Mục:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *