Đặc sản làng nghề bánh tráng cù lao Mây
Sau hơn 2 năm được công nhận làng nghề, bánh tráng cù lao Mây đã tiến thêm một bước là thành lập Hợp tác xã Bánh tráng Cù lao Mây, có điều kiện để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ ở các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Từ khi được Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long công nhận là làng nghề truyền thống năm 2009, sản phẩm bánh tráng cù lao Mây càng mở rộng thị trường tiêu thụ, mang lại thu nhập ổn định cho bà con làng nghề, nâng cao hiệu quả mô hình “Mỗi làng một sản phẩm”.
Nghề làm bánh tráng ở cù lao Mây, xã Lục Sỹ Thành, huyện Trà Ôn (Vĩnh Long) đã có hơn 70 năm tuổi.
Từ khi được Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long công nhận là làng nghề truyền thống năm 2009, sản phẩm bánh tráng cù lao Mây càng mở rộng thị trường tiêu thụ, mang lại thu nhập ổn định cho bà con làng nghề, nâng cao hiệu quả mô hình “Mỗi làng một sản phẩm”.
Sau hơn 2 năm được công nhận làng nghề, bánh tráng cù lao Mây đã tiến thêm một bước là thành lập Hợp tác xã Bánh tráng Cù lao Mây, có điều kiện để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ ở các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ông Lê Văn Hoàng, Chủ nhiệm hợp tác xã cho biết: Có 14 hộ thành viên, sản xuất quanh năm chuyên về sản phẩm bánh tráng nem.
Đây là dòng sản phẩm chính của làng nghề có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường. Hợp tác xã tạo điều kiện cho các hộ xã viên tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ưu đãi để đầu tư mở rộng sản xuất.
Nguồn vốn của chương trình khuyến công đã được đầu tư gần 70 triệu đồng trang bị cho hợp tác xã máy cắt bánh và máy đóng gói hút chân không; nguồn vốn của Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long hỗ trợ các hộ xã viên máy xay điện. Hợp tác xã xây dựng dự án đầu tư 100 triệu đồng hỗ trợ cho xã viên làng nghề chuyển đổi từ sản xuất quy mô hộ gia đình sang quy trình sản xuất sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tổ chức hoạt động quảng bá, tiếp thị đưa sản phẩm vào siêu thị, nhà hàng, các điểm du lịch trong vùng.
Hộ anh Lương Văn Thông ở ấp Tân Thạnh, xã Lục Sỹ Thành có trên 20 năm sản xuất bánh tráng được chọn thực hiện thí điểm xây dựng mô hình “Mỗi làng một sản phẩm”, được hỗ trợ từ nhiều nguồn vốn trên 35 triệu đồng để tổ chức lại sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Nếu trước đây, mỗi ngày gia đình anh Thông chỉ sản xuất từ 400 – 600 bánh tráng ngọt thì thời điểm hiện nay, mỗi ngày hộ anh Thông sản xuất trên 1.000 bánh. Hoặc hộ chị Mai Thị Sương ở ấp Tân Thạnh, xã Lục Sỹ Thành chuyên tráng bánh nem.
Hàng ngày, từ 3 giờ sáng, chị Sương đã bắt đầu xay bột và tráng bánh cho kịp phơi nắng trong ngày. Nhờ được hỗ trợ máy xay điện, mỗi ngày, chị Sương sản xuất 700 – 800 bánh, tăng thêm thu nhập cho gia đình trong dịp Tết.
Với mô hình sản xuất làng nghề, hợp tác xã, sản phẩm bánh tráng cù lao Mây được kiểm tra chặt chẽ về chất lượng, quy cách, bao bì, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Nghề làm bánh tráng ở Lục Sỹ Thành trong dịp Tết còn thu hút lao động trong khâu phơi bánh, tráng bánh gia công cho các cơ sở sản xuất quy mô lớn với thu nhập từ 70.000 đến 100.000 đồng/ngày.
Làng nghề bánh tráng cù lao Mây có gần 140 hộ sản xuất, trong đó 70 hộ sản xuất quanh năm thu hút hơn 200 lao động, số hộ còn lại sản xuất thời vụ trong dịp Tết, hàng năm cung cấp cho thị trường trên 700 tấn sản phẩm bánh tráng đa dạng như bánh tráng nem, bánh tráng nướng, bánh tráng dẻo, bánh tráng dừa…, một trong những món ăn đặc sản không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của người dân Nam bộ.
Năm 2012, làng nghề bánh tráng Lục Sỹ Thành tập trung xây dựng điểm sản xuất kết hợp làm đại lý thu mua sản phẩm làng nghề, kết nối với các kênh tiêu thụ như nhà hàng, siêu thị để tạo thị trường tiêu thụ ổn định và điểm sản xuất, kết hợp với đón khách du lịch tham quan tìm hiểu cách sản xuất và chế biến bánh tráng trong những món ăn truyền thống Việt Nam./.
Leave a Reply