7 món ăn đặc sản của vùng đất Đền Hùng – Phú Thọ

Món thịt chua Thanh Sơn được chế biến từ phần thịt ba chỉ và thịt nạc vai ngon nhất của loại lợn lửng do người Mường nuôi tự nhiên, cộng thêm cách lên men truyền thống của người Mường làm món ăn này càng thêm phần hấp dẫn.


1. Thịt chua

Thịt chua Thanh Sơn của người Mường làm là món ăn nổi tiếng nhất Phú Thọ

Thịt chua của người Mường ở vùng Thanh Sơn (Phú Thọ) là món thịt chua truyền thống. Đây là một trong những món ăn nổi tiếng nhất Phú Thọ. Món thịt chua Thanh Sơn được chế biến từ phần thịt ba chỉ và thịt nạc vai ngon nhất của loại lợn lửng do người Mường nuôi tự nhiên, cộng thêm cách lên men truyền thống của người Mường làm món ăn này càng thêm phần hấp dẫn.

Thịt thường được ăn kèm với các loại lá như: lá sung, lá ổi, lá mơ, lá đinh lăng, rau thơm… chấm kèm với tương ớt ngon tuyệt ăn 1 lần sẽ nhớ mãi.

2. Rau sắn

Rau sắn muối, rau sắn xào, nộm rau sắn và rau sắn nấu với cá đồng là những món đặc trưng nhất chỉ có ở Phú Thọ

Rau sắn ở Phú Thọ rất nổi tiếng, rau sắn thường được lấy từ những ngọn của cây sắn xanh mướt trên đồi. Khi đến mùa sắn, người dân nơi đây thường chọn lá nếp của cây sắn trắng, lá không được già quá nhưng cũng không non quá, hái xong mang về rửa sạch, vò kỹ rồi muối và sau đó được dùng để chế biến nhiều món.

Rau sắn thường được chế biến thành nhiều món như rau sắn muối, rau sắn xào, canh rau sắn, nộm rau sắn, nhất là món canh cá đồng nấu với rau sắn. Vị cá và vị rau sắn quyện lại với nhau trong nồi canh, vừa ngọt vừa chua rất lạ miệng và rất hấp dẫn.

3. Bánh tai

Hình dáng bánh tai giống chiếc tai heo nên còn gọi là bánh tai

Ngoài thịt chua Thanh Sơn, thì bánh tai hay còn gọi là bánh tai heo cũng chỉ có ở vùng quê Phú Thọ. Sở dĩ gọi là bánh tai vì bánh có hình dạng cong cong như chiếc tai heo.

Bánh này được chế biến bằng nguyên liệu rất đơn giản, chỉ gồm thịt lợn, gạo tẻ, gia vị nêm nếm khác. Gạo được xay mịn rồi nhào thành bột mềm, thịt băm nhỏ cùng gia vị bọc trong gạo rồi hấp lên.

Món bánh tai mang hương vị đặc biệt chỉ riêng Phú Thọ mới có, là một đặc sản ai ăn một lần cũng có thể ghiền.

4. Cơm nắm lá cọ

Cơm nắm lá cọ Phù Ninh cũng là một trong những món ăn đặc sản ở Phú Thọ

Lá cọ ở Phú Thọ không chỉ ùng để lợp mái nhà mà còn có thể dùng để chế biến món ăn.

Và cơm nắm lá cọ đặc sản đặc biệt hiếm có của Phú Thọ bởi cơm trắng được gói trong lớp lá cọ sạch, có mùi thơm thơm của gạo, ngai ngái của lá cọ rất lạ.

Lá cọ để nấu cơm phải lá cọ non của những cây cọ mới mọc thấp ngang thắt lưng. Món cơm nắm lá cọ này ăn với muối vừng hoặc sườn lợn rang muối quá tuyệt.

5. Cọ ỏm

Những quả cọ mình dày, tròn, có màu vàng như mật

Quả cọ ngon được chọn từ giống cọ nếp, quả cọ tròn, dày, khi om có màu vàng như mật ong, khi thưởng thức thấy dẻo thì chính là cọ nếp.

Món cọ ỏm được làm rất đơn giản, chỉ với một nồi nước đun liu riu, thả những quả cọ vào nồi, đun nhỏ lửa từ 5 đến 10 phút rồi đổ ra rổ đến khi ráo nước là có thể ăn.

Bên cạnh cọ ỏm, người Phú Thọ còn có thể là dưa cọ, hoặc muối cọ có vị mặn, bùi ngậy chan chát. Đây là món ăn ngon, hấp dẫn, lạ miệng trong mâm cơm.

6. Rêu nướng

Rêu nướng người Mường Rêu nướng là món ăn tiếp theo mà bạn không nên bỏ qua khi ghé thăm Phú Thọ.

Người Mường ở Phú Thọ thường lấy râu đá mọc ở những khu vực gần sông suối. Sau khi hái về thì rửa thật sạch để loại bỏ phần nhớt ở bên ngoài. Sau đó trộn cùng với tỏi thái mỏng, mì chính, muối, mỡ lợn và hành rồi gói trong nhiều lớp lá đu đủ. Bọc rêu được đem vần than nóng cho tới khi đu đủ cháy đen, hương vị rêu cùng với vị tỏi tạo nên vị ngon đặc biệt.

7. Bưởi Đoan Hùng

Bưởi Đoan Hùng được chọn để tiến vua

Ở Đoan Hùng được nhiều người khen nức nở bởi đây là loại bưởi có vị ngọt đặc trưng ngon nhất, là loại bưởi duy nhất được người xưa chọn để tiến vua. Ai chỉ một lần nếm miếng bưởi với tép bưởi trắng, mềm mọng nước và ngọt lịm, thơm ngây ngất.

Cùng Danh Mục:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *