Thịt chua – Món đặc sản mang đậm hương vị của người Thanh Sơn

Nghĩ tới thịt chua không thể bỏ qua món thịt chua Thanh Sơn vùng Xuân Sơn, Thanh Sơn, Phú Thọ. Món ăn đặc sắc mang đậm hương vị của người Thanh Sơn, là đặc sản thịt chua ngon nhất Vịnh Bắc Bộ.
Nhắc đến huyện vùng cao Thanh Sơn, người ta còn nhắc đến văn hóa ẩm thực đa dạng, phong phú mà chỉ mới nghe tên các món ăn mà ai nấy cũng đã xốn xang: “Lạ lùng rêu đá, đậm đà thịt chua”.

Nguyên liệu đển làm món thịt chua:
Nguyên liệu để làm món thịt chua là thịt lợn mán. Lợn mán được thả rông trên đồi, chủ yếu ăn rau củ, măng rừng đạt trọng lượng từ 18kg đến 30kg sẽ được thịt và làm nguyên liệu cho món thịt chua.


Lợn mán – Nguyên liệu để làm thịt chua Thanh Sơn.

Điều đặc biệt là người Mường không mổ lợn như cách thông thường mà họ dùng rơm lúa nếp hương thui cho lợn vàng đều, quay cho thịt lợn gần chín tới sau đó mới chọn những phần thịt mông, vai, thăn sau đó thịt được trộn đều với gia vị xong thì cho vào ống nứa hoặc hộp nhựa.

Cách làm thịt chua Thanh Sơn thơm ngon chất lượng:
Sau khi chọn được nguyên liệu đạt chất lượng, làm sạch thì tiến hành lọc hết gân và đem nướng trên chảo gang. Đây là khâu đặc biệt quan trọng vì nó quyết định hương vị, chất lượng của món thịt chua.

Phần thịt nạc thì được pha ra từng khổ và chỉ nướng chín bề mặt ngoài vì phần thịt sống còn lại sau khi tẩm ướp gia vị sẽ tự nên men và tự chín. Chính nó tạo ra hương vị đặc trưng của thịt chua.

Sau khi chuẩn bị xong phần nguyên liệu chính là thịt thì tiếp theo là phần rang thính. Đối với thịt chua thì thính là nguyên liệu không thể thiếu được. Sau khi chọn được gạo, ngô loại ngon, sạch thì đem rang đều tay. Nếu rang non quá thì thính không thơm, còn già lửa thì thính lại bị khét.


Thịt chua ăn kèm với lá sung rất hợp khẩu vị

Thịt được trộn đều với gia vị xong thì cho vào ống nứa (theo cách truyền thống) hoặc hộp nhựa. Theo kinh nghiệm, nên chọn ống nứa là loại bánh tẻ, không già quá cũng không non quá.

Đặc biệt, quá trình nhồi thịt vào ống nứa cũng được nhồi chặt, đảm bảo không còn không khí ở trong ống vì đây là quá trình nên men yếm khí hay còn gọi là kỵ khí. Còn lớp đáy và lớp ngoài cùng của ống nứa được lót lá ổi nhằm chống ẩm, mốc và giúp cho quá trình lên men tốt hơn.

Sau khi nhồi xong thịt vào ống nứa thì đem ủ khoảng 3 – 4 ngày thì ăn được. Thịt chua thường được ăn kèm với lá sung, lá đinh lăng, lá nhội, lá ổi. Khi ăn có vị bùi bùi của thịt, sần sật của bì nướng hòa quện với vị chua chua của vị thính đã lên men, vị chát ngọt của lá cây rừng hòa vào vị cay của tương ớt.

Cùng Danh Mục:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *