Rau đắng đất: Hương vị tồn tại mãi với thời gian

Đó là hương vị của đồng bãi, vị mồ hôi của má, hương của cát và mùi làng xóm quê nhà. Đó còn như là hương vị của thời gian…

Từ lâu, đất đã là một loại rau dân dã gắn liền với đời sống của người dân miệt Nam Bộ và Nam Trung Bộ nước ta. đất ngoài là nguyên liệu nấu canh còn là loại rau ăn kèm không thể thiếu trong món cháo cá lóc hay lẩu cá kèo, lẩu mắm của người dân miệt này. Thứ rau giản dị, mộc mạc này đã trở thành niềm thương nỗi nhớ của nhiều người con xa quê, đi cả vào trong những câu dân ca từ bao đời nay: “ kèm cá lóc đồng/ Rượu đắng nhưng lại ngọt lòng tình em”…
Từ lâu trong dân gian, được sử dụng làm bài thuốc chữa viêm gan, mát gan và tiêu độc cho cơ thể rất hiệu quả. Theo y học cổ truyền, toàn thân có vị đắng, tính mát, quy vào kinh can, thận; có tác dụng lợi tiêu hóa, nhuận gan, ích mật, thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc. Theo y học hiện đại, có thành phần chính là các saponin, flavonoid, cây có chứa nhiều vitamin C, chất xơ rất có lợi cho người mắc bệnh tim mạch, huyết áp cao. được coi là cây thuốc quý trong thiên nhiên bởi sự lành tính và lợi ích tuyệt vời của nó. Có lẽ vì vậy, các bà vợ vùng Nam Bộ ngày xưa và cả hôm nay thường chuẩn bị một đĩa dùng kèm cho các đức ông chồng trong những bữa nhậu lai rai để giải rượu hiệu quả, giúp cơ thể tránh mệt mỏi.

Nhớ lại những ngày chúng tôi còn nhỏ, sau mùa gặt, đất ruộng bị nắng nung khô còng nứt nẻ, nhưng khi lác đác vài cơn mưa đầu mùa đổ xuống là lúc rau đắng đất mọc đầy. Nhưng có lẽ những gia đình khá giả ngày ấy ít mặn mà với thứ rau đắng chát và mọc hoang này. Người giàu thường thích các loại rau khác dễ ăn và dễ mua hơn như rau má, rau ngỗ, rau sam, rau càng cua, rau dừa, rau trai, rau muống, bông súng…

Thời nay, rau tươi không phải là của hiếm trong những ngày “giáp hạt” như thế, nhưng rau đắng đất, với hương vị nhân nhẩn đắng độc đáo của mình, đã trở thành món ăn không thể thiếu của gia đình nhiều người khi những lúc “nóng trong người” và khó ăn khó ở. Và với tôi, quê hương không chỉ có “chùm khế ngọt” (như thơ của chú Đỗ Trung Quân) mà còn chính là những hương vị nhân nhẩn đắng từ tô canh cá trê nấu rau đắng đất đầu mùa của má ngày đêm tôi thương nhớ. Nhớ những ngày tôi vừa chân ướt chân ráo lên Sài Gòn trọ học, má thường gởi cho con mình ở thành phố những món rau do bà tự tay thu hái ngoài đồng, và trong mớ rau hỗn độn ấy thế nào cũng có hơn một rổ rau đắng đất tươi xanh còn thơm mùi bùn ruộng. Và dĩ nhiên, trong những bữa cơm thời trọ học của tôi thì nhân vật chính là rau đắng đất cũng chiếm “thời lượng” khá nhiều. Nhà nghèo nên quà quê của má những ngày khốn khó ấy chỉ có vậy, không thịt thà cá mắm gì nhiều nhưng tôi vẫn thích thú đón lấy những giỏ rau tươi từ các anh tài xế xe khách gần nhà với một niềm hân hoan khó tả. Để có được những giỏ rau dại tươi xanh và ngon lành như thế thì má cũng thấm đượm mồ hôi ít nhiều.

Sáng sớm tinh sương những ngày đầu mùa sa mưa, má phải lẩn thẩn choàng khăng, đội nón lá và cắp rổ lần mò theo từng bờ mương góc ruộng nhặt nhạnh từng ngọn rau đắng đất tươi xanh. Rau hái về vẫn chưa gởi cho con được, má lại tỉ mẩn lực bỏ từng lá cỏ nhánh rạ còn sót lại cho rau thật tinh tươm. Rồi má lại lẩn thẩn ra sau vườn nhà tước vài chiếc lá chuối tươi, gói từng gói rau tươm tất, cho vào chiếc giỏ gọn gang để gởi xuôi theo từng chuyến xe khách hang ngày cho con. Để khi rau đến tay con, chúng đã thành hình thành dáng – thành thứ nguyên liệu rất hoàn hảo để nấu canh cá trên hoặc cá rô đồng thanh mát. Nhớ những ngày gia đình còn quá khốn khó về kinh tế, rau đắng đất trở thành món ăn hàng ngày đến… phát chán, nhưng khi xa quê, xa luôn ngọn rau nhân nhẩn đắng ấy thì tôi nghĩ ai cũng thương cũng nhớ như mình. Mùi vị rau đắng khi nấu canh với mỗi nguyên liệu mỗi khác, nhưng chung qui lại thì vẫn không thể thiếu cái hương nhân nhẩn đắng vị hậu ngọt dịu trong ấy! Và nếu người đầu bếp biết “sánh duyên” chúng với nhiều loại nguyên liệu khác nhau, có thể ta sẽ tạo ra nhiều món ăn mà mùi vị của nó còn hấp dẫn hơn hẳn những món ăn thời thượng.

Với tôi, rau đắng đất không chỉ thực phẩm giúp đưa cơm những ngày khốn khó, mà nó còn như là ký ức và cuộc sống được lưu giữ lại bởi thời gian. Tôi đã có dịp nếm thử nhiều lọai rau trái quanh mình, kể cả những loại rau trái nhập khẩu từ các quốc gia cách chúng ta đến hơn nửa vòng trái đất, nhưng vẫn không thể quên được vị nhân nhẩn từ tô canh rau đắng đất của má ngày nào. Nghĩ đến hương vị tô canh rau đắng đất của má những ngày thơ bé là tôi lại nhớ về những kí ức tuổi thơ, nhớ về những ngày trọ học khốn khó và bao giờ tôi cũng thấy thật ấm lòng. Qua thời gian, qua những ngày khốn khó, tôi đã quen với lọai hương vị đã được bàn tay của má và đất phù sa trên cánh đồng ấp ủ này. Đó là hương vị của đồng bãi, vị mồ hôi của má, hương của cát và mùi làng xóm quê nhà. Đó còn như là hương vị của thời gian…

Cùng Danh Mục:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *