Bánh gai-hương vị đồng quê khó quên

là một loại bánh đặc trưng của người dân tộc Tày, từ lâu đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng không chỉ trong và ngoài tỉnh. thường được làm vào mỗi dịp rằm tháng 7 âm lịch (tết Vu Lan) người dân ở đây thường làm bánh để cúng tổ tiên, hiện nay cũng được làm thường xuyên phục vụ cho khách du lịch gần xa mỗi khi ghé thăm Chiêm Hóa, đây là một loại bánh truyền thống đã có từ rất lâu đời.
Bánh gai là một làm từ lá gai và gạo nếp của đồng bào dân tộc Tày thuộc huyện vùng cao Chiêm Hóa, Tuyên Quang. Ai đã một lần đặt chân lên đây, thưởng thức hương vị đặc trưng của lá gai quyện với hương vị của gạo nếp, đỗ xanh và lá chuối khô sẽ khó lòng quên được.
Bánh gai là một lo
Để làm bánh gai cần phải trải qua nhiều công đoạn và có sự chuẩn bị nguyên liệu thật kỹ lưỡng. Các nguyên liệu cần có như gạo, lá chuối khô, đỗ xanh, thịt tẩm đường… Gạo phải là gạo nếp cái hoa vàng, nếu không thì phải là loại gạo nếp thật dẻo thơm, lá để gói là lá chuối được phơi khô để sạch sẽ, nhân bánh đậu xanh cùng đường phên và thịt mỡ tẩm đường.


Những chiếc bánh gai có màu sắc thật bắt mắt, hương vị ngọt thanh của đỗ xanh quyện với thịt mỡ và cùi dừa.
Nguyên liệu chính để tạo nên món bánh gai là lá gai, những lá gai được lựa chọn cẩn thận phải là những lá không quá non cũng không quá già. Lá gai được phơi khô sau đó được đun lên để loại bỏ xơ, nấu nhừ với đường rồi đem giã nhuyễn với bột nếp. Gạo nếp được xay mịn và để ráo nước, đậu xanh nấu lên rồi làm mịn, thịt mỡ thì được cắt thành miếng nhỏ tẩm đường để làm nhân bánh.

Để tăng thêm hương vị ngọt bùi của bánh gai thường thêm cùi dừa vào nhân bánh, vừng rắc phía ngoài tạo nên sự bắt mắt. Gạo sau khi được giã nhuyễn đem trộn với lá gai và đường phên, người làm phải giã làm sao cho 3 nguyên liệu quyện vào nhau tạo thành một thứ bột màu sẫm. Nhân bánh được cho các thành phần như đậu xanh giã nhuyễn, thịt mỡ và cùi dừa lăn tròn chiếc bánh rắc thêm một lớp vừng rang thơm, gói lại bằng lá chuối và đem vào nồi hấp khoảng 2 tiếng.

Trải qua nhiều công đoạn cầu kỳ để có được những chiếc bánh gai đầu tiên, một loại bánh đặc trưng của dân tộc Tày.
Bánh gai chín sẽ có màu đen, vị ngọt thanh của lá gai và đường phên kết hợp với vị ngậy bùi của đỗ xanh và thịt mỡ. Tất cả tạo nên một hương vị đặc trưng không thể lẫn vào đâu được của bánh gai Chiêm Hóa.

Hiện nay trên địa bàn thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Chiêm Hóa có khoảng 12 hộ chuyên làm bánh gai để phục vụ cho những du khách gần xa. Nghề làm bánh gai tưởng chừng như dễ nhưng mỗi cặp bánh gai chỉ có giá từ 10.000 đồng, lãi không nhiều chính vì thế mới có câu làm bánh gai khó giàu. Nhưng vì truyền thống đã lâu đời nên những người dân ở đây vẫn giữ nghề như một sản phẩm đặc trưng của quê hương.


Những mẻ bánh đầu tiên ra lò phục vụ dịp lễ, tết là sản phẩm của quê hương Chiêm Hóa.
Bánh gai là loại bánh đặc trưng của đồng bào dân tộc Tày làm vào mỗi dịp rằm tháng Bảy để thờ cúng tổ tiên, các món ăn đi kèm không thể thiếu là thịt vịt quay, xôi ngũ sắc. Đây là một tục lệ đẹp để dâng lên tổ tiên, ông bà thể hiện tấm lòng hiếu thảo biết ơn của con cháu, một nét đẹp văn hóa của người Tày, Nùng cần được giữ gìn và phát triển.

Hiện nay, bánh gai không chỉ được làm vào dịp rằm tháng Bảy mà trở nên phổ biến trên thị trường nhiều hơn, nhưng cũng không bởi vậy mà bánh gai mất đi hương vị truyền thống. Những người phụ nữ ở đây không ai là không biết làm bánh gai, bánh gai được làm càng đen càng tròn càng thể hiện được sự khéo léo của mình.

Cùng Danh Mục:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *