Đặc sản Tôm khô Vinh Kim đậm đà hương vị Trà Vinh
“Không biết mai mốt bà con mình còn được nếm con tôm khô của xứ Vinh Kim hay không”- bà Hai Khâm (Trần Thị Khâm) nói: Từ hồi vùng này đắp đập,
Tôm khô Vinh Kim nổi tiếng nhất Trà Vinh và hầu như ít có nơi nào sánh kịp dù sản lượng ở nơi khác gấp năm, bảy lần hơn xứ này. Bây giờ có cả một hợp tác xã chuyên sản xuất tôm khô mang thương hiệu Vinh Kim, có khả năng cung ứng cho thị trường vài trăm tấn tôm khô mỗi năm. Nhưng trong suốt 30 năm qua, hàng của Bà Hai Khâm ở ấp Chà Và, xã Vinh Kim (huyện Cầu Ngang – Trà Vinh) vẫn nức tiếng.
Tôm khô của bà Hai Khâm bán ra với giá cao so với mặt hàng cùng loại dù mã hàng không “màu mè” như những loại khác. “Tôi không dùng phẩm màu” – bà nói: “Hàng tui làm, chỉ cậy vào tép bạc đất. Tép phải tươi và được phân cỡ kỹ lưỡng. Độ mặn trong sản phẩm phải vừa phải. Độ khô sản phẩm phải đạt mức cao nhất…” Làm như cách của bà thì không lời nhiều nhưng khách sẽ vừa bụng. Còn muốn làm cho tôm khô đẹp hơn bằng cách thêm phẩm màu, tăng độ mặn (tôm giữ nước do tự hút ẩm). Thậm chí có thể đem tôm khô nhúng nước rồi phơi lại tới độ khô vừa phải, da tôm khô sẽ đẹp và sáng bóng… nhưng tôm sẽ mất vị ngọt và mùi thơm đặc trưng. Thôi thì mình cứ làm theo kiểu cũ chứ lợi cho mình mà sản phẩm không để lâu được, ăn mất ngon thì uổng lắm – bà Hai nói. Chỉ đơn giản vậy thôi mà tôm khô của bà Hai Khâm làm ra bao nhiêu bán hết bấy nhiêu, muốn mua số lượng vài trăm ký lô là phải đặt hàng trước cả tháng. Hiện tại, giá tôm khô loại I của bà Hai Khâm bán 500.000 – 600.000 đồng/kg, loại nhỏ nhất 200.000 đồng/kg. Giá “cứng”như vậy nhưng hàng không ra nổi tới chợ, khách vô tới nhà mua hết ráo. Anh Đào Ngọc Tứ, từ Mỹ về, nói: Lần nào về thăm gia đình ở TX Trà Vinh, tôi cũng mua tôm khô Vinh Kim, chính gốc từ lò của bà Hai Khâm mới được. Bà Hai có bí quyết gì vậy? “Bí quyết gì chứ! Tui chỉ chọn tép thiệt tốt và làm cho đàng hoàng chứ đừng có ham làm cho màu mè, nặng cân để lời nhiều”.
“Không biết mai mốt bà con mình còn được nếm con tôm khô của xứ Vinh Kim hay không”- bà Hai Khâm (Trần Thị Khâm) nói: Từ hồi vùng này đắp đập, nguồn nguyên liệu trời cho: Tép bạc đất ở vùng nước lợ Cầu Ngang bị cạn kiệt từ từ.
Leave a Reply