Cộng dụng của tỏi đen và cách “biến” tỏi trắng thành tiên dược
Tỏi trắng được biết đến là loại gia vị có công dụng rất tốt trong việc điều trị cảm cúm, cảm lạnh và giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể nhưng lại có mùi hăng, cay khó chịu khi ăn.
Nhưng giờ đây có một loại tỏi có công dụng tốt hơn lại dễ ăn hơn, đó chính là tỏi đen. Vậy cách làm tỏi đen và công dụng của tỏi đen là gì mà lại khiến các chị em phải phát sốt nên như vậy?
Một số tác dụng của tỏi đen như sau:
1. Tỏi đen có tác dụng phòng chống ung thư
Tỏi đen làm việc với cơ chế sản sinh ra các hợp chất sulfua-carboline và dẫn chất của tetrahydro quét đi các gốc tự do là nguyên nhân gây nên tế bào ung thư, ức chế sự phân chia các tế bào ung thư và loại trừ đi khả năng di căn của các tế bào ung thư.
2. Tỏi đen giúp giảm cholesterol
Tỏi đen có tác dụng đào thải lượng cholesterol và giảm sự hấp thu lượng cholesterol xấu qua màng ruột, qua đó làm giảm độ lipid trong máu.
3. Tỏi đen có thể chống nhiễm trùng, vi khuẩn
Thành phần Acilin trong tỏi đen giúp cơ thể chống lại các vi khuẩn, kháng sinh và chống các loại nấm, virus xâm nhập, nhiễm trùng trong cơ thể.
4. Tỏi đen có tác dụng chống oxy hóa
Bảo vệ các tế bào trong cơ thể khỏi các virus bệnh tật xâm nhập, làm chậm quá trình lão hóa, hỗ trợ điều trị chứng bệnh mãn tính như: bệnh Alzheimer, bệnh tim, các bệnh liên quan đến hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa, bệnh viêm khớp dạng thấp.
5. Tỏi đen giúp các chị em làm đẹp da rất hiệu quả
Đây là lý do không kém quan trọng khiến các bà nội trợ săn lùng tỏi đen. Tác dụng của tỏi đen là cải thiện độ đàn hồi cho da, làm giảm nếp nhăn cho da và giảm hắc tố melanin gây sạm da.
Cách làm tỏi đen tại nhà như sau:
Bước 1: Mua tỏi trắng ngoài chợ hoặc siêu thị về. Có thể mua các loại tỏi thông thường hay sử dụng hằng ngày để tiết kiệm chi phí, tuy nhiên tuyệt đối không được sử dụng tỏi Trung Quốc làm tỏi đen bạn nhé.
Bước 2: Đem tỏi cắt bỏ cuống và lớp vỏ bẩn bên ngoài rồi đem rửa thật sạch.
Bước 3: Ngâm tỏi với bia (nên dùng bia tươi là tốt nhất) khoảng 30 phút với tỉ lệ 1kg tỏi = 1 lon bia
Bước 4: Vớt nhanh tay tỏi ra khỏi bia và cho vào giấy bạc để ủ. Chú ý là phải bọc thật kín, không để hở dù chỉ một chút, như vậy tỏi mới lên men được bạn nhé.
Bước 5: Cho tỏi vào nồi cơm điện, dùng giấy kính bọc miệng nồi lại và bật chế độ hâm nóng trong vòng 14 ngày. Chú ý là đừng mở nắp ra quá nhiều lần, mỗi ngày chỉ nên mớ 1 – 2 lần theo dõi quá trình lên men, và mỗi lần không quá 5 phút. Mỗi ngày tỏi sẽ chuyền dần từ màu trắng sang màu nâu và chuyển sang màu đen.
Bước 6: Đến ngày thứ 10, tỏi đã bắt đầu dịu mùi hăng và sẽ chuyển dần sang màu nêu, thịt tỏi còn độ ẩm. Ngày thứ 12, tỏi chuyển hẳn sang màu đen và có vị chua ngọt, thịt mềm dẻo và khô.
Cuối cùng bạn chờ thêm 2 ngày nữa tỏi sẽ lên men và khô lại hoàn toàn. Sau đó bạn lấy tỏi ra và bỏ tỏi bỏ vào hộp kín, đặt vào ngăn mát trong tủ lạnh bảo quản và dùng dần nhé! Mỗi lần bạn dùng từ 2 đến 3 tép tỏi, nhai sống hoặc có thể dùng để chế biến cùng với các món ăn hằng ngày cho gia đình.
Leave a Reply