Đóa hoa yêu kiều và những món ăn bổ dưỡng

có 2 loại. tươi tròn trịa được tạo nên từ các cánh xanh dày múp míp, úp vào nhau, dùng nhiều trong chế biến ẩm thực. Loại thứ 2 với búp hoa nhọn, mỏng, tím biếc vươn mình trong lớp lá xanh dài, vị đăng đắng thì dùng nhiều làm trà và thuốc.

Là hoa nhưng atiso lại được sử dụng như một thực phẩm đa năng hơn là để ngắm nhìn như những loài khác. Nếu có dịp đứng giữa những luống atiso xanh mởn đương mùa thu hoạch, trong sắc vàng hửng nắng của trời cao nguyên chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy lòng mình nhẹ hẫng
Atiso hay artichaut được người Pháp đưa vào Việt Nam từ thế kỷ 19. Loại cây có nguồn gốc Địa Trung Hải này đặc biệt chỉ ra bông khi được trồng ở vùng khí hậu ôn đới như Ðà Lạt, Sapa, Tam Ðảo… Sở hữu những cánh đồng bạt ngàn cùng sự xuất hiện trên khắp nẻo thành phố ngàn hoa, Đà Lạt nghiễm nhiên trở thành “thủ phủ” của atiso tại Việt Nam. Như một thói quen, ai đến với Đà Lạt mộng mơ cũng chọn vài bông atiso khô hoặc tươi để làm quà biếu người thân, bạn bè.

Atiso có 2 loại. Bông atiso tươi tròn trịa được tạo nên từ các cánh xanh dày múp míp, úp vào nhau, dùng nhiều trong chế biến ẩm thực. Loại thứ 2 với búp hoa nhọn, mỏng, tím biếc vươn mình trong lớp lá xanh dài, vị đăng đắng thì dùng nhiều làm trà và thuốc.

Atiso giàu giá trị và đa năng khi sử dụng tối đa các bộ phận từ rễ, thân, lá đến cụm hoa để làm trà, thuốc, thực phẩm. tươi có tác dụng kích thích tiêu hóa, lợi gan mật, trợ tim, giảm đau dạ dày, và đặc biệt có lợi cho những bệnh nhân tiểu đường. Lá, thân và các bộ phận khác được bào chế dưới dạng túi lọc, viên hoặc dạng cao cũng được chỉ định dùng chữa thiểu năng gan, chống tăng cholesterol, và các bệnh tiêu hóa. Bên cạnh đó, dư vị ngọt thanh, thơm bùi khó quên cũng là lý do người ta đưa atiso vào danh sách những loại hoa ăn ngon cùng bông bí, hoa chuối, hoa thiên lý, hoa ban…

Cách chế biến đơn giản nhất là hấp. Bông atiso mua từ chợ về, bỏ bớt những cánh hoa già gần cuống để loại bớt vị đắng, nhân nhẫn rồi cho vào nồi hấp suông hoặc kết hợp cùng lá đinh hương, vài lát chanh tươi hay nguyệt quế để hòa quyện hương thơm nồng, thanh thanh lại. Atiso hấp có thể dùng nóng hoặc lạnh. Khi ăn, tách từng cánh hoa trộn salad, chấm bơ hay ăn kèm thịt rừng nướng thơm lừng đều tuyệt. Tuy vậy, món ngon nhất của atiso có lẽ là chân giò hầm. Bông atiso non, rửa sạch, chẻ dọc, bỏ phần nhụy, cắt nhỏ cùng phần cuống, hầm mềm rục với giò heo, chấm cùng nước mắm sống với vài lát ớt sừng, rất thích hợp cho những ngày nóng bức.

Một hình thức thông dụng khác của atiso là trà thanh nhiệt dưới dạng tươi hay sấy khô đựng trong túi lọc. Vị đậm đà, thanh ngọt riêng biệt của atiso khiến không ít người chỉ mới dùng đã “nghiện”.

Cùng Danh Mục:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *