Gỏi sầu đâu An Giang ngọt đắng mang hương vị miền Tây
Gỏi sầu đâu An Giang là món ăn chế biến từ lá sầu đâu được mọi người thích nhất, các chị em thử trổ tài để cả nhà cùng thưởng thức nhé!
Không thể không kể tên các món ăn nên thưởng thức khi du lịch nơi đây. Sầu đâu (xoan ăn gỏi) là loại cây hoang dã, mọc nhiều ở An Giang, Kiên Giang… Thân cây cao và thẳng, không kén đất, dễ trồng. Lá sầu đâu có màu xanh, vị đắng, hậu ngọt, tính mát; hoa thì ít đắng hơn và thơm.
Người dân thường hái lá sầu đâu để ăn và bán. Nếu có dịp ghé chợ Tri Tôn, Châu Đốc, An Giang) vào khoảng tháng 11 đến tháng 3 âm lịch, khi cây sầu đâu bắt đầu thay lá, ra hoa, bạn có thể mua được từng bó lá, hay hoa sầu đâu về làm quà cho bạn bè. Đây là đặc sản của vùng Bảy Núi – An Giang. Những người mới ăn lá sầu đâu lần đầu sẽ thấy vị đắng, nhưng chịu khó nhai chậm rãi, vị đắng của lá sẽ tác động vào tuyến nước bọt biến thành vị ngọt, ăn riết “đâm ghiền” đó nghen!
Cách làm món gỏi sầu đâu An Giang
Gỏi sầu đâu An Giang là món ăn chế biến từ lá sầu đâu được mọi người thích nhất, các chị em thử trổ tài để cả nhà cùng thưởng thức nhé!
Bước 1: Sầu đâu mua ở chợ về rửa sạch, để ráo, cho vào nồi trụng với nước sôi cho bớt vị đắng.
Bước 2: Thịt ba rọi luộc, xắt mỏng. Tôm sú luộc, bỏ vỏ. Khô sặt rằn nướng xé nhỏ.
Bước 3: Rửa sạch dưa leo và xoài xanh, rồi bằm sợi. Trộn đều tất cả với nước mắm ớt pha chua, ngọt cho vừa khẩu vị. Rắc thêm một ít rau thơm, ngò rí, đậu phộng giã giập, thêm vài lát ớt vào dĩa gỏi cho có màu sắc hấp dẫn.
Bước 4: Chuẩn bị chén nước mắm me, pha hơi sệt để chấm khi ăn. Thế là xong, giờ thì chiến thôi!
Gỏi sầu đâu – đặc sản An Giang ngọt đắng
Gắp một miếng gỏi lá sầu đâu chấm vào nước mắm me, nhai chầm chậm. Vị béo của thịt, vị ngọt của tôm, vị chua của me chín hòa lẫn vị đắng hậu ngọt của lá sầu đâu thấm dần vào vị giác, len xuống tận cổ… Nếu có thêm “chất cay” nữa cho đủ bộ “cay và đắng”, hẳn bạn sẽ nhớ mãi hương vị đặc trưng của đặc sản An Giang – gỏi sầu đâu này!
Leave a Reply