Đến Hà Nội thưởng thức bánh khọt miền Tây


Lấy bánh khọt nóng hổi khỏi khuôn xếp lên đĩa, chan lên chút nước mắm chua ngọt, dưa chua (củ cải trắng, củ cà rốt xắt sợi), thích ăn cay thì thêm chút ớt đỏ ngâm dấm. Sau cùng, chan thêm nước cốt dừa là bạn có thể thưởng thức món bánh vừa béo, vừa ngọt, vừa dẻo, vừa giòn tan với nước mắm chua ngọt.

Bánh khọt làm bằng và không kén gạo như nhiều loại bánh khác.


Bánh khọt làm bằng bột gạo nhưng không kén gạo như nhiều loại bánh khác

Bánh khọt là món ăn dân dã của người miền Tây, là món quà rong rẻ tiền với cách chế biến cũng như vật liệu chế biến đơn sơ, giản dị. Người miền Tây kể, ở quê nhà nào cũng có cái khuôn bánh khọt bằng đất nung, lúc mới mua về thì nó đỏ au, trong có 8 lỗ hay 12 lỗ tùy khuôn lớn nhỏ, thông thường người ta thích xài khuôn 12 lỗ để đổ được một lúc nhiều bánh. Khuôn có 12 lỗ đổ bánh thì cũng có đủ 12 cái nắp nhỏ nhỏ xinh xắn giống y như nhau.

Bánh khọt làm bằng bột gạo và không kén gạo như nhiều loại bánh khác. Theo người làm bánh, tỷ lệ pha là hai phần bột gạo, một phần bột năng. Nếu muốn bánh trông đẹp mắt thì cho bột năng bằng bột gạo. Sau khi nhào bột nhuyễn, cho thêm bột nghệ và hành lá xắt nhỏ để bánh có màu vàng đẹp và có mùi thơm. Nếu thích bánh hơi giòn, khi chín dễ lấy khỏi khuôn thì cho thêm chút hàn the. Thiếu nước thì đổ bánh bị sống chính giữa, thừa nước thì bánh bị nhão không ngon. Nước cốt dừa được thắng để riêng, lúc nào ăn mới chan vào giúp đĩa bánh trông hấp dẫn, ngon mắt.

Nhân bánh khọt là đã đãi sạch vỏ hấp chín. Tép đồng cắt bỏ đầu đuôi, không bóc vỏ, bằm nhỏ bằng hạt . Bắc chảo lên bếp, phi chút mỡ tỏi rồi cho tép đã bằm vào xào chín, nêm thêm bột ngọt, muối. Đổ hấp chín vào xào chung sơ qua rồi bỏ xuống cho nhân nguội.

Sau khi chuẩn bị xong bột và nhân bánh là khâu đổ bánh. Nhiều người bảo bánh này kêu bằng bánh khọt, có lẽ bởi khi đổ bột vào khuôn phát ra âm thanh “khọt khọt” rất vui tai. Đổ bánh thành công là khi lấy ra bánh không bị sống cũng như không bị già quá và có mùi khét.

Phải khéo léo đổ làm sao để khi phần bột chính giữa bánh chín thì nhân bánh dính chặt vào đó luôn, lúc lấy bánh ra nhân không bị rớt. Bánh khi đó có màu vàng tươi của nghệ, hơi trong, xung quanh màu nâu nhạt giòn tan, chính giữa nổi bật màu xanh của hành lá, màu đỏ cam của tôm, của đậu xanh trông khá bắt mắt.

Lấy bánh khọt nóng hổi khỏi khuôn xếp lên đĩa, chan lên chút nước mắm chua ngọt, dưa chua (củ cải trắng, củ cà rốt xắt sợi), thích ăn cay thì thêm chút ớt đỏ ngâm dấm. Sau cùng, chan thêm nước cốt dừa là bạn có thể thưởng thức món bánh vừa béo, vừa ngọt, vừa dẻo, vừa giòn tan với nước mắm chua ngọt.

Vị ngọt của tôm xào, đậu xanh bùi bùi, thêm mùi ớt cay nồng hòa quyện sẽ chinh phục thực khách. Bạn có thể ăn món miền Tây dân dã này ở Bánh khọt Ninh Kiều trên đường Mai Hắc Đế hoặc các quán ăn miền Tây với mức giá rất “hạt dẻ”.

Cùng Danh Mục:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *