Khám phá thương hiệu bánh tét lá cẩm nổi tiếng ở Cần Thơ

Cách làm miền Nam Việt Nam cũng gần giống với cách làm món bánh chưng ở ngoài bắc. Cũng làm từ gạo nếp, nhân thịt với đỗ xanh bọc lá nhưng ngày nay người Nam Bộ khiến chiếc sặc sỡ hơn bởi mầu tím đậm đà của lá cẩm.

Món bánh Tét thơm ngon đã trở thành món ăn quen thuộc của người dân Nam Bộ mỗi dịp xuân về, cùng như bánh chưng ở ngoài miền bắc vậy.

Đối với người miền Nam, đặc biệt là người vùng sông nước Cửu Long, món bánh Tét này dường như là một món ăn thân thuộc hàng ngày với họ như món cơm vậy. Tuy nhiên, cái nét thân thuộc đó lại là một nét vô cùng độc đáo với người dân vùng miền khác. Và đặc biệt món đã khiến nhiều ngường ngưỡng mộ không chỉ bởi vị ngon mà còn do nó có màu sắc hết sức đẹp mắt.

Những thương hiệu bánh tét lá cẩm nổi tiếng ở Cần Thơ có thể kể tên: bánh tét của nghệ nhân Huỳnh Thị Trọng, bánh tét Chín Cẩm, bánh tét Tư Đẹp…

Cách làm bánh tét đặc sản miền Nam Việt Nam cũng gần giống với cách làm món bánh chưng ở ngoài bắc. Cũng làm từ gạo nếp, nhân thịt với đỗ xanh bọc lá nhưng ngày nay người Nam Bộ khiến chiếc bánh tét sặc sỡ hơn bởi mầu tím đậm đà của lá cẩm.

Muốn làm được một chiếc bánh tét đẹp mắt và ngon miệng, việc lựa chọn nguyên liệu làm bánh cần phải rất cẩn thận và cầu kỳ. Loại nếp làm bánh phải là loại nếp thơm ngon không bị lẫn gạo tẻ, hạt nếp phải căng tròn không nép, được ngâm kỹ trong nước lá cẩm. Lá cẩm lấy nước phải là lá tươi không héo mới cho ra được màu bánh đẹp. Nếp sau khi ngâm được xào với nước cốt dừa, nêm nếm muối, đường, xào trên bếp lửa khoảng 1 tiếng đồng hồ cho màu lá cẩm cũng như nước cốt dừa ngấm đầy hột nếp, vừa chín khoảng 30% rồi mới gói. Xào cũng là khâu quan trọng. Nếu dư liều nước, bánh nhão, không ngon.

Nhân làm bánh đặc biệt phải làm từ những nguyên liệu ngon như: Thịt sườn cốt lết cắt thành từng miếng bằng ngón tay cái ngâm trong gia vị cho đủ ngấm, lòng đỏ trứng vịt muối, cùng với đỗ xanh nghiền nhỏ. Lá chuối gói bánh không được non hoặc già quá; lau sạch, không cần phết dầu, vì nước cốt dừa trong hột nếp khi nấu tiết ra đủ để không làm nếp dính lá khi bánh chín.

Bánh tét được đun trong khoảng 4 đến 5 tiếng đồng hồ, trong thời gian đun lửa phải đều để bánh có thế chín đều. Sau khi vớt ra, món bánh tét thơm ngon này có thể được sử dụng trong khoảng 7 ngày. Muốn có món bánh tét thơm ngon nóng hỏi ngày tết, người dân nơi đây phải thức qua đêm giao thừa để làm. Cả nhà quây quần bên nhau mỗi người một việc, cũng khiến cho không khí tết của gia đình thêm ấm cúng hơn.

Màu tím hồng của nếp cẩm làm nổi bật lớp nhân đậu xanh chắc nịch, thịt mỡ trong veo và trứng muối vàng ươm. Và khi thưởng thức món bánh tét lá cẩm người ta không thể nào mà quên được cái vị thơm dẻo của lớp gạo nếp cùng vị ngọt đậm đà của thịt và vị bùi bùi đăc trưng của trứng vịt muối, nó khác với nhân bánh tét làm từ đậu trắng, đậu đen nhân mỡ hành, nhân chuối theo kiểu truyền thống. Ngoài ra màu tím của lá cẩm cũng làm cho bánh tét thêm đẹp mắt hơn.

Ngày nay, người dân nơi đây cái tiến chiếc bánh tét lá cẩm thành những chiếc bánh tét vô cùng độc đáo như xếp nhân bánh để thành chứ Phúc chữ Lộc hay chứ Thọ, chính điều này khiến giá của chiếc bánh tét này cao hơn những loại bánh tét đơn giản khác, và đây cũng là một món quà ngày tết khá độc đáo và vô cùng ý nghĩa.

Cùng Danh Mục:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *