Hương vị Cá linh mang đến sự đầm đà, hấp dẫn

non đầu mùa lăn bột chiên giòn cuốn rau thơm, lá cách hoặc kho mẳn bằm xoài, vừa béo, vừa chua, cay, nồng không có gì sánh kịp…
Đến khi trời chuyển sang thu, điên điển vàng đồng, mực nước rút dần là lúc con cá linh trưởng thành, bụng đầy mỡ và lấp lánh ánh bạc.

Dân gian có câu:

“Nước không chưng sao kêu nước đứng? Con cá không thờ sao gọi cá linh?

Học giả Nguyễn Hiến Lê ghi lại: “Tháng 10 là mùa của cá linh. Nó theo con nước từ Campuchia đổ xuống nhiều vô số kể, lội đầy rạch, chỉ việc lấy thùng thiếc mà xúc”.
33_clinhnuluchua

Món ngon hữu dụng

Nhiều bậc cao niên kể, ngày trước cá linh chạy đàn nhiều đến nỗi phải xổ đục, ai có đủ phương tiện thì chở vô bờ ủ nước mắm hoặc làm phân bón. Mùa cá tích mỡ thì nấu cá lấy mỡ thắp đèn.

“Tháng Bảy nước nhảy khỏi bờ”, thức ăn đầy đủ, cá lớn nhanh như thổi, người bơi xuồng đụng phải luồng, xem cá nhảy lao xao mà đoán biết năm đó cá nhiều hay ít. Bạn từng thưởng thức món cá linh nấu chua, cá linh kho mía, cá linh kho nước dừa ướp lá gừng, cá linh kho mắm chấm bông điên điển chưa? Cá linh non đầu mùa lăn bột chiên giòn cuốn rau thơm, lá cách hoặc kho mẳn bằm xoài, vừa béo, vừa chua, cay, nồng không có gì sánh kịp…

“Luyện” nước mắm cá linh

Nhà văn Sơn Nam mỗi lần về Cần Thơ đều phải tính thời gian khớp với mùa nước lũ, đón cá linh tràn về hạ lưu, để gọi món cá linh kho mẳn bằm xoài. Các nhà hàng đặc sản còn chế biến thêm món cá linh rìa nướng muối ớt tươm mỡ; cá linh nhúng giấm béo ngậy. Năm ngoái, một số Việt kiều được thưởng thức món bánh phồng cá linh, ai nấy ước ao “phải chi món ngon này qua tới Mỹ”. Nhưng có một món cực nổi tiếng đã thất truyền là nước mắm cá linh. Bắc bếp sau hè nung nấu ngày đêm, tới lúc hương vị nước mắm lan tỏa mới ngơi lửa, người ta gọi là “luyện nước mắm cá linh” .

Cùng Danh Mục:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *